Nghĩa của p/s là gì? Cách sử dụng ra sao?

p/s là gì
Chắc chắn khi trao đổi công việc qua email hoặc thường xuyên sử dụng mạng xã hội bạn đã từng thấy sự xuất hiện của p/s. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi p/s là gì? Tại sao nó lại được dùng phổ biến như vậy hay chưa? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết này của joanschenkar.com chúng tôi nhé.

I. P/s có là gì?

p/s là gì
Ý nghĩa phổ biến nhất p/s là tái bút khi viết thư, email
P/s là từ viết tắt có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy theo từng lĩnh vực mà được hiểu theo những ý nghĩa riêng biệt.
Chẳng hạn như theo chuyên ngành máy in, p/s là ngôn ngữ dùng để chỉ đồ họa. Tác dụng của chúng là hỗ trợ các file pdf, đặc biệt là những hình ảnh sắc nét, sống động.
Hay trong lĩnh vực game thì p/s là từ viết tắt của playstation. Đây là một loại máy game phổ biến với giới trẻ. Hoặc trong lĩnh vực công nghiệp, p/s là từ viết tắt của 1 loại nhựa dẻo, đó là polystyren. Dạng rắn của loại vật liệu này thường được dùng để làm các vật dụng quen thuộc như ly cafe, hộp đựng thức ăn…
Dù p/s có mang nhiều ý nghĩa nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là cách viết tắt của từ “Postscript”. Vậy p/s là gì? Trong trường hợp này, p/s được dùng để chỉ phần tái bút của người viết email hoặc thư từ nhằm diễn tả thêm hoặc nhấn mạnh các ý. Bên cạnh đó, p/s còn được hiểu là những thông tin chú thích thêm, nó có dạng là 1 câu văn ngắn gọn nhưng truyền đạt đầy đủ nội dung mà người viết muốn gửi gắm.

II. Một số ý nghĩa khác của p/s

Không chỉ được sử dụng chủ yếu trong thư từ, p/s còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể như sau:

1. P/s trong lĩnh vực ngân hàng

p/s
Trong ngân hàng, p/s có ý nghĩa là tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc
P/s là gì? Trong lĩnh vực ngân hàng p/s là viết tắt của penalty spread, có ý nghĩa là lãi phạt trên phần quá hạn. Hiểu đơn là đây là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc đã quá hạn mà bạn chưa trả. Điều này tương đương với việc thời gian quá hạn mà bạn phải trả cho ngân hàng tính đến thời điểm trả nợ.

2. P/s trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, p/s là chỉ số đánh giá đo lường mức giá thị trường trả cho phần doanh thu trên mỗi cổ phần. Hay với 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp các nhà đầu tư phải trả bao nhiêu.
Trong đó: P là viết tắt của từ price có nghĩa là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Còn S là viết tắt của từ sales có nghĩa là doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu.
Chỉ số p/s này được các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so với với khứ và so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

3. P/s là thương hiệu kem đánh răng?

p/s
P/s còn là thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng
Ngoài ra p/s còn được biết đến với ý nghĩa là loại kem đánh răng nổi tiếng ở Việt Nam từ những năm 1975. Công ty cổ phần p/s được hãng Hynos và Kolperlon sáp nhập lại với xí nghiệp sản xuất kem đánh răng Phong Lan.
Đến năm 1997, công ty Unilever đã thành lập công ty liên doanh với tên Elida P/s. Hiện nay, hãng kem đánh răng p/s thuộc sở hữu của tập đoàn đa quốc gia Unilever.

4. P/s trên facebook là gì?

Trên mạng xã hội facebook, p/s là gì? Cụm từ này được dùng để bổ sung cho nội dung của dòng trạng thái thêm trọn vẹn và có ý nghĩa hơn. Đôi khi p/s còn được dùng để tóm tắt nội dung của đoạn trạng thái nào đó. Nó thường được đặt ở cuối bài viết, người đọc có thể nhận biết bằng cách in đậm hoặc đặt trước hai dấu chấm.
Lý do khiến p/s thường được dùng ở cuối dòng status là khi người viết thấy nội dung thiếu ý và hông muốn chỉnh sửa phần trên nên đã bổ sung ở cuối.
Bên cạnh đó, p/s trong những dòng status còn giúp nhận mạnh ý nghĩa mà người viết muốn gửi gắm. Đôi khi, thay vì bỏ thời gian để đọc hết 1 bài văn dài thì người ta chỉ cần quan tâm đến p/s là có thể nắm được nội dung chính của bài viết đó.

p/s
P/s cũng được nhiều người dùng khi đăng status trên mạng xã hội
Chính vì thế nhiều người thích dùng p/s trên mạng xã hội và được xem như là 1 trào lưu. Bởi khi đăng trạng thái dài người đọc sẽ ít nhớ đến nội dung nhưng có thể nhớ vài dòng p/s ngắn gọn. Vậy nên nếu có thể, bạn hãy trau chuốt phần p/s này nhé. Đôi khi chỉ cần đọc p/s mà không cần đọc hết status thì người khác vẫn hiểu bạn đang hướng đến nội dung gì.

III. Khi nào nên sử dụng p/s?

Như đã chia sẻ ở phần p/s là gì thì nó có nhiều ý nghĩa riêng biệt. Do đó, bạn cũng cần căn cứ vào ngữ cảnh để sử dụng cho đúng. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng p/s.

1. Thêm thông tin không liên quan đến nội dung

Khi bạn muốn bổ sung thêm thông tin vào bức thư nhưng nó lại không liên quan đến các phần trước đó. Lúc này, bạn hãy sử dụng p/s để thêm vào nội dung lá thư của mình.

2. Nhấn mạnh phần nội dung chính

Thông thường, phần tái bút thường được sử dụng trong những trường hợp muốn nhắc lại nội dung quan trọng mà trước đó đã được đề cập. P/s sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn ở những nơi cần chú ý. Chính điều này đã giúp p/s có sự khác biệt, phá vỡ kết cấu so với các phần khác của bức thư. Đồng thời, tái bút cùng giúp làm nổi bật chủ đề nào đó, cả về nội dung cũng như mặt trực quan.

p/s
P/s giúp nhấn mạnh nội dung

3. Thêm các yếu tố hài hước, ngọt ngào

Bạn có thể dùng p/s để thêm các câu văn hài hước hoặc ngọt ngào vào trong bức thư. Việc này sẽ giúp người đọc dễ ghi nhớ hơn.

4. Bày tỏ tình cảm

Ngoài ra, p/s còn được dùng khi muốn thể hiện hoặc truyền đạt những tình cảm sâu sắc nhất. Chính vì thế, phần này có mối liên hệ mật thiết với những bức thư tình. Một đoạn p/s cảm động và đầy tình cảm chắc chắn sẽ giúp bức thư tình thực sự hoàn hảo.

5. Đưa ra lời kêu gọi

P/s có thể được sử dụng trong những trường hợp tiếp thị, quảng cáo bằng nội dung nhấn mạnh ưu đãi, lời kêu gọi hành động. Bởi vì trong 1 ngày 1 người phải tiếp nhận một lượng thông tin rất lớn từ xung quanh. Vì thế, chúng ta thường chú trọng, ưu tiên vào những nội dung liên quan đến sở thích hoặc điều gì đó nổi bật hơn.
Bên cạnh đó, p/s có kết cấu khác biệt, độc lập và dễ thấy nên nó sẽ làm nổi bật thông tin và thu hút sự chú ý của người nào đó.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết p/s là gì và những gợi ý về cách dùng phù hợp của từ này. Nhìn chung, p/s được dùng trong nhiều nội dung, trường hợp khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là viết email, quảng cáo… với mục đích chung là nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật nội dung.